Skip to main content

Mua bán BĐS đình đám trong 6 tháng qua tại TP.HCM

Chuyển nhượng dự án cho bên thứ ba, hợp tác liên doanh với một đối tác khác là những lựa chọn của nhiều chủ đầu tư BĐS đã diễn ra trong 6 tháng đầu năm 2015.


Tóm tắt:
Trên thị trường BĐS Việt Nam, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2015 đã chứng kiến hàng loạt thương vụ đình đám chủ yếu tại TP.HCM, làm cho các nhà phân tích đưa ra dự đoán rằng trong nửa năm cuối xu hướng này sẽ tiếp tục diễn ra với tốc độ giao dịch nhanh hơn để đón đầu thời kỳ thị trường BĐS Việt Nam “rã băng”.

Khối nội không lép vế

Trên thị trường BĐS Việt Nam, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2015 đã chứng kiến hàng loạt thương vụ đình đám chủ yếu tại TP.HCM, làm cho các nhà phân tích đưa ra dự đoán rằng trong nửa năm cuối xu hướng này sẽ tiếp tục diễn ra với tốc độ giao dịch nhanh hơn, khối ngoại tham gia nhiều hơn để đón đầu thời kỳ thị trường BĐS Việt Nam “rã băng”.

Theo báo cáo thị trường BĐS Tp.HCM quý 2/2015 của CBRE Việt Nam, cuối tháng 3/2015, tập đoàn địa ốc Hoàng Quân đã chi 950 tỷ đồng mua đứt dự án Royal Tower ngay trung tâm quận 7 từ tay công ty BĐS Đông Dương. Cùng thời điểm, hai công ty bất động sản đến từ Nhật Bản là Hankyu Realty và Nishi Nippon Railroad đã “bắt tay” với Công ty Nam Long mua lại toàn bộ dự án Flora Anh Đào, với giá trị chuyển nhượng là 24,5 triệu USD.

Nói đến các “đại gia” địa ốc phía Nam chuyên thâu tóm dự án phải kể đến tập đoàn địa ốc Đất Xanh (DXG). Từ đầu năm đến nay, công ty này thường xuyên thông báo phương án thâu tóm dự án. Tiêu biểu là thương vụ mua lại dự án Water Garden ở quận Thủ Đức, từ công ty Phát triển hạ tầng và BĐS Thái Bình Dương (PPI). Hay một dự án có tổng diện tích xây dựng khá lớn lên đến 7,5 ha ở khu vực tiềm năng tại quận 9. DXG cũng đã  nhận chuyển nhượng vốn góp của công ty TNHH Đầu tư xây dựng thương mại Xuân Định để hoàn tất lộ trình thâu tóm dự án chung cư Tam Đa.

Giữa tháng 5/2015, DXG lại thông báo sẽ nhận chuyển nhượng lại dự án cao ốc văn phòng và căn hộ Thế kỷ 21 từ công ty CP Thế kỷ 21 tại quận 7. Tiếp đó, ngày 23/6/2015, DXG đã thống nhất và đồng ý việc nhận chuyển nhượng toàn hộ cổ phần của công ty Phát triển Lộc Phước Thịnh để nhận quyền phát triển dự án Chung cư cao tầng phường Tân Kiểng, cũng tại quận 7.

Đối với khối ngoại, mở màn cho hoạt động M&A, trong tháng 3/2015 là vụ việc Lotte thâu tóm Diamond Plaza ngay trung tâm quận 1. Trong tháng 6/2015, Indochinaland đã bán dự án căn hộ dịch vụ Riverside tại quận 2 cho tập đoàn Gaw Capital (HongKong), với tổng giá trị là 24,9 triệu USD. Hiện nay tập đoàn Adventus cũng đang thương lượng để mua đứt dự án VRG Riverview (quận 1) của công ty Vinacon JV RCC, với hợp đồng chuyển nhượng trị giá 43,5 triệu USD.

Làn sóng mới

Theo lý giải của một chuyên gia về M&A, giới đầu tư nước ngoài hiện vẫn chưa tin tưởng hoàn toàn vào đà phục hồi của thị trường, đặc biệt vấn đề minh bạch thông tin thị trường vẫn chưa được cải thiện, do vậy họ chọn phương thức “mua đứt bán đoạn” các dự án BĐS đang thi công dang dở hoặc đã hoàn thiện để thâm nhập vào thị trường một cách nhanh nhất.

Theo ông Toshifumi Iwaguchi, Giám đốc điều hành công ty Recof Nhật Bản, các thương vụ M&A giữa doanh nghiệp Việt Nam và Nhật bản đang mở rộng trên rất nhiều lĩnh vực, nhưng nhìn tổng thể, số thương vụ mua lại (nắm giữ lượng lớn cổ phần), tham gia góp vốn – nâng tỷ lệ sở hữu (nắm giữ lượng nhỏ cổ phần) đang ngày một gia tăng và không hề có giới hạn. Đây chính là một làn sóng đầu tư theo hướng M&A mới vào Việt Nam mà không chỉ riêng Nhật Bản, mà các nước khác như Hàn Quốc, Singapore, Đức… đang có nhiều bước đi chiến lược như thế.

Còn theo nhận định của ông Marc Townsend, Tổng giám đốc CBRE Việt Nam, doanh nghiệp BĐS trong nước đã được tôi luyện qua một quá trình phát triển khá dài, đầy thử thách. Từ đó, giờ có thể nói là họ đủ sức cạnh tranh với các công ty đa quốc gia, từ việc phát triển dự án, thiết kế đến khả năng đầu tư các khu phức hợp, khu đô thị lớn. Trong đó, doanh nghiệp BĐS Việt đã bắt đầu làm chủ, nắm phần thắng trong các thương vụ M&A khá lớn với những đối tác nước ngoài.

Đăng Khải
Theo Trí thức trẻ

Popular posts from this blog

[Thùng Toyota Hilux] - Nắp đậy cuộn kéo Toyota Hilux Roller Cover

[Thùng Toyota Hilux] - Nắp đậy cuộn kéo Toyota Hilux Roller Cover. Nắp thùng xe bán tải Toyota Hilux Revo, Vigo năm 2016, 2015, 2014, 2013, 2011 hàng Thái Lan Carryboy, Alpha. Sơn đúng màu xe Toyota Hilux 2016. CB-744 nắp đậy cuộn kéo Toyota Hilux Revo, Vigo Roller Cover.  Nhôm chắc chắn, sản phẩm nắp đậy cuộn được lựa chọn cho nhu cầu chở hàng kồng kềnh, thích nhẹ nhàng. Nắp đậy cuộn kéo Toyota Hilux Roller Cover chất liệu nhôm cứng, dễ dàng kéo đóng + mở. Quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline đặt Nắp đậy cuộn kéo Toyota Hilux Roller Cover:  096.460.8575 / 0942.127.199  (từ 7h đến 22h). * Nước không bị rò rỉ vào bên trong. (Nếu nước có vào trong thùng nguyên nhân chủ yếu là do kỹ thuật lắp đặt, nên quý khách hàng cứ yên tâm về dịch vụ tại chúng tôi). * Mã: CB-744. * Thời gian lắp đặt CB-744 khoảng 1 tiếng. * Bảo hành 1 năm (và chế độ bảo trì, hậu mãi sau bảo hành). * Nắp cuộn Toyota Hilux Revo hàng có sẵn, không cần phải sơn như các mẫu nắp thùng khác. * Sản phẩm

[Thùng Mazda BT50] - Nắp thùng cuộn CB-744 xe Mazda BT50

[Thùng Mazda BT50] - Nắp thùng cuộn CB-744 xe Mazda BT50. Nắp thùng xe bán tải Mazda BT50 2016, 2015, 2014, 2013, 2012, 2011 Thái Lan. Nắp thùng xe bán tải Mazda BT50 2015 tạo phong cách mới lạ. Chúng tôi nhập khẩu trực tiếp nắp cuộn trượt Mazda BT50 - Roller Lid CB744 từ Thái Lan. Nắp thùng cuộn trượt được mệnh danh là mẫu nắp thùng thông mình nhất cho xe bán tải. Chi tiết nắp thùng cuộn Rolle Lid CB-744 xe Mazda BT50  - NGUỒN GỐC : Carryboy Thái Lan ( nhập khẩu trực tiếp). - KHỐI LƯỢNG : ~ 50kg. - BẢO HÀNH : 1 năm. - ƯU ĐIỂM : Với thiết kế tiện lợi cho chở đồ cao và thấp. Kiểu dáng đơn giản không quá cầu kỳ, nắp cuộn phù hợp cho cả xe gia đình , cá nhân hay doanh nghiệp. Chúng ta có thể chứa đồ du lịch hoặc tiện trong việc chở hàng hóa mà không bị giới hạn độ cao. - CHẤT LƯỢNG : Nắp thùng chất liệu nhôm, chính vì vậy khối lượng nhôm nhẹ, chịu được trọng lượng nặng trên nắp tới 300Kg. Thao tác dễ dàng, trượt êm. - Nắp cuộn trượt Mazda BT50 / CB-744 cho ki

Dấu hiệu mập mờ? Khi sử dụng quỹ bảo trì nhà tái định cư Hà Nội

Theo phản ánh của nhiều người dân, họ hoàn toàn không biết khoản ngân sách của thành phố đang được sử dụng như thế nào để bảo trì nhà tái định cư. Hệ thống phòng cháy chữa cháy không hoạt động, thang máy thường xuyên hỏng, mất nước, nhà dột là thực trạng đang diễn ra tại nhiều khu tái định cư bán cho người dân trước ngày 1/7/2006 - thời điểm chưa áp dụng Luật Nhà ở năm 2005. Theo quy định, hàng năm, những chung cư như thế này sẽ phải sử dụng nguồn vốn ngân sách của thành phố để bảo trì. Tuy nhiên, theo phản ánh của nhiều người dân, họ hoàn toàn không biết khoản ngân sách này đang được sử dụng như thế nào để bảo trì nhà tái định cư. Theo Lưu Tuấn - Phùng Định VTV