Skip to main content

[Car News] - Hướng dẫn chế độ chăm sóc ô tô ‘xế cưng' mùa nắng nóng

[Car News] - Hướng dẫn chế độ chăm sóc ‘xế cưng' mùa nắng nóng. Mùa hè nắng nóng có thể làm cho chiếc xế “cưng” của bạn nhanh xuống cấp hơn khi vận hành hoặc dừng đỗ lâu dưới trời nắng. Do đó, ngoài việc lắp đặt phụ kiện thích hợp, bạn cần phải có chế độ chăm sóc riêng cho chiếc xe khi mùa hè đến.
Chế độ chăm sóc

Ông Hà Quốc Huy, Phụ trách Dịch vụ BMW Tây Hồ, Hà Nội - Chi nhánh phía Bắc của Công ty BMW Euro Auto cho biết: “Mùa hè, xe thường phải vận hành trong thời tiết nắng nóng, do đó nhiệt độ của động cơ, dầu máy, lốp… sẽ tăng mạnh. Vì thế, để giữ cho xe bền đẹp, vận hành an trong mùa hè, chủ xe phải có chế độ chăm sóc riêng cho xe vào mùa hè. Các chi tiết liên quan đến hệ thống làm mát trên xe như: dầu máy, lọc dầu, lọc gió, nước làm mát… cần phải được kiểm tra, bảo dưỡng đầu tiên…”

Cũng theo ông Huy, đa số nhà sản xuất thường quy định thời gian, số km để thay dầu động cơ. Tuy nhiên, tiêu chuẩn này chỉ thích hợp với các nước ở châu Âu, Bắc Mỹ. Còn ở Việt Nam, khí hậu nóng bức, mưa nhiều, xe lại luôn phải hoạt động ở tốc độ chậm, số thấp, máy nóng, làm dầu máy nhanh loãng hơn, mất khả năng bôi trơn hơn sớm hơn. Do đó, chủ xe nên thay dầu máy sau khoảng 5.000 – 6.000 km, và lọc dầu cũng nên thay sau 2 lần thay.

Hệ thống lọc gió trên xe có chức năng ngăn ngừa bụi bẩn lọt vào buồng đốt động cơ. Tuy nhiên, thời tiết mùa hè nhiều bụi bẩn hơn sẽ làm lọc gió bẩn nhanh hơn, dẫn đến xe “ăn” xăng nhiều hơn, vận hành ì hơn... Nếu thường xuyên vệ sinh, thay mới lọc gió sẽ giúp bạn tiết kiệm khoảng 10% tiền xăng trong thời bão giá. Nếu không có thời gian mang xe tới gara, thì có thể tự kiểm tra lọc gió bằng cách đưa tấm lọc ra trước bóng đèn hoặc ánh sáng trời, nếu lọc gió bẩn thường có màu đen, tối thẫm, nhiều cặn bụi. Thông thường, lọc gió thường thay mới 6 tháng/lần, còn thời tiết mùa hè thì bạn nên thay sau 4 – 5 tháng/lần, hoặc sớm hơn nếu xe của bạn thường xuyên phải vận hành trên đường nhiều bụi bẩn.

Lái xe mùa nắng nóng, Thế giới xe 24h, Chăm sóc lốp "xế cưng" cho mùa hè, Chống nóng đúng cách cho ô tô,

Trước khi mùa hè đến, bạn cũng nên mang xe tới gara để được kiểm tra nước và hệ thống làm mát để bảo đảm an toàn cho xe. Nếu xe bạn đã chạy được 2 năm hoặc 40.000 km mà xe bạn chưa bảo dưỡng hệ thống làm mát thì cần phải vệ sinh, bảo dưỡng ngay, đồng thời kiểm tra các đường ống dẫn có rò dỉ hay không, kiểm tra độ căng của các dây đai dẫn động, quạt gió, bơm nước…

Thông thường, với từng loại xe, nhà sản xuất thường có một loại dung dịch làm mát và chống đóng cặn riêng. Do đó, cách tốt nhất là bạn nên mang xe tới bảo dưỡng ở những xưởng dịch vụ chính hãng hoặc các gara uy tín.

Vào mùa hè, hệ thống điều hòa nhiệt độ trên xe thường phải làm việc hết công suất. Sau một mùa đông không sử dụng thường xuyên nên mùa hè đến bạn cần kiểm tra lượng gas làm mát có đủ hay không để nạp thêm, tiếp đến là kiểm tra dầu bôi trơn của máy nén, các đường ống dẫn, các dây đai dẫn động, quạt gió, máy nén khí.

Bộ lốp trên xe sẽ nóng hơn nhiều khi tiếp súc với mặt đường vào mùa hè nên bạn phải thường xuyên kiểm tra áp suất lốp. Khi lốp đủ áp suất sẽ giúp người lái cảm nhận tay lái dễ dàng hơn, tiết kiệm nhiên liệu hơn. Còn lốp quá căng sẽ khiến xe xóc hơn, lốp sẽ mòn nhanh ở phần giữa. Ngược lại, nếu quá non sẽ làm bề mặt lốp mòn nhanh ở 2 mép lốp, và xe “ăn” xăng nhiều hơn bởi phải gánh thêm ma sát. Bạn nên đọc kỹ sách hướng dẫn sử dụng để biết áp suất tiêu chuẩn của lốp, nên kiểm tra áp suất lốp khi xe chưa chạy để tránh sai lệch áp suất do lốp nóng lên.

Các cần gạt nước sẽ phải thường xuyên hoạt động do mùa hè mưa nhiều, tuổi thọ trung bình của cao su cần gạt chỉ 6 – 12 tháng. Cách tốt nhất là bạn nên thay mới vào đầu mùa hè để quan sát rõ hơn khi lái xe trời mưa, đồng kiểm tra bình nước rửa kính để nạp thêm...

Chọn phụ kiện chống nóng

Các loại phụ kiện cần trang bị cho xe vào mùa hè là: phim chống nóng, vè che nắng, mưa, bạt phủ xe... Ngoài khả năng làm giảm 50 – 60% độ nóng, tia cực tím, phim chống nóng còn bảo vệ nội thất trên xe, giảm công suất làm việc của điều hòa… Nơi bán các thiết bị này ở Hà Nội tập trung nhiều tại các phố như: Lê Văn Lương, Trần Nhật Duật, Hàng Muối, Cao Bá Quát, Trần Khát Chân...

Năm nay, thị trường xuất hiện thêm một số loại phim xuất xứ từ Trung Quốc như: OK, NTF, GN, BL… giá bán cả công lắp đặt chỉ dao động từ 300 – 800 nghìn đồng/xe (4 chỗ); 500 – 1 triệu đồng/xe (7 – 9 chỗ). Anh Nguyễn Văn Triển, chủ cửa hàng dán phim chống nóng ôtô, 22 Cao Bá Quát cho biết: “Vì có giá rẻ nên khả năng chống nóng của các loại phim xuất xứ từ Trung Quốc này không cao, nó chỉ có tác dụng giảm bớt độ chói, ánh nắng chiếu vào xe…”

Cũng theo anh Triển, nếu có túi tiền rủng rỉnh thì chủ xe nên chọn những loại phim chống nóng có thương hiệu như: 3M, V-Koll, Llumar, WoWfil… Giá dán phim 3M (liên doanh) dao động từ 950 nghìn đồng (xe 5 chỗ); 1.250 nghìn đồng (xe 7 chỗ); Llumar: 4,699 triệu đồng (xe 5 chỗ); 5,399 triệu đồng (xe 7 chỗ)…

Hoặc bạn có thể chọn cách dán kết hợp nhiều loại phim để giảm chi phí mà chất lượng không kém nhiều so với dán đồng bộ như: chọn phim của Vkool cho kính lái, bởi loại phim này có khả năng truyền sáng cao, ít gây loá khi trời tối, các kính sau, 2 bên có thể chọn loại rẻ tiền hơn như 3M (liên doanh)… Cách dán kết hợp này chỉ mất khoảng gần 2 triệu đồng cho xe 5 chỗ, giảm hơn 1 nửa tiền so với dán đồng bộ phim Vkool.

Các loại vè che nắng mưa năm nay cũng xuất hiện nhiều mẫu mã mới, thiết bị này giá rẻ nhưng có khả năng che được nắng xuyên thẳng vào kính, che mưa hắt vào xe khi bạn để hở kính nên vẫn được nhiều chủ xe chọn mua. Giá bán một số loại rèm tại Thanh Bình Auto – 371A Trần Khát Chân: rèm kéo kính hông (Hàn Quốc): 250 nghìn đồng; chắn nắng kính sau (Đài Loan): 260 nghìn đồng, (Hàn Quốc): 350 nghìn đồng; chắn nắng cả bộ cho xe 5 chỗ (Trung Quốc): 850 nghìn đồng; bạt phủ xe 5 chỗ Nippon của Nhật Bản: 550 nghìn đồng; 7 chỗ: 800 nghìn đồng; loại 5 chỗ Đài Loan: 400 nghìn đồng, 7 chỗ: 650 nghìn đồng…

Popular posts from this blog

[Thùng Toyota Hilux] - Nắp đậy cuộn kéo Toyota Hilux Roller Cover

[Thùng Toyota Hilux] - Nắp đậy cuộn kéo Toyota Hilux Roller Cover. Nắp thùng xe bán tải Toyota Hilux Revo, Vigo năm 2016, 2015, 2014, 2013, 2011 hàng Thái Lan Carryboy, Alpha. Sơn đúng màu xe Toyota Hilux 2016. CB-744 nắp đậy cuộn kéo Toyota Hilux Revo, Vigo Roller Cover.  Nhôm chắc chắn, sản phẩm nắp đậy cuộn được lựa chọn cho nhu cầu chở hàng kồng kềnh, thích nhẹ nhàng. Nắp đậy cuộn kéo Toyota Hilux Roller Cover chất liệu nhôm cứng, dễ dàng kéo đóng + mở. Quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline đặt Nắp đậy cuộn kéo Toyota Hilux Roller Cover:  096.460.8575 / 0942.127.199  (từ 7h đến 22h). * Nước không bị rò rỉ vào bên trong. (Nếu nước có vào trong thùng nguyên nhân chủ yếu là do kỹ thuật lắp đặt, nên quý khách hàng cứ yên tâm về dịch vụ tại chúng tôi). * Mã: CB-744. * Thời gian lắp đặt CB-744 khoảng 1 tiếng. * Bảo hành 1 năm (và chế độ bảo trì, hậu mãi sau bảo hành). * Nắp cuộn Toyota Hilux Revo hàng có sẵn, không cần phải sơn như các mẫu nắp thùng khác. * Sản phẩm

[Thùng Mazda BT50] - Nắp thùng cuộn CB-744 xe Mazda BT50

[Thùng Mazda BT50] - Nắp thùng cuộn CB-744 xe Mazda BT50. Nắp thùng xe bán tải Mazda BT50 2016, 2015, 2014, 2013, 2012, 2011 Thái Lan. Nắp thùng xe bán tải Mazda BT50 2015 tạo phong cách mới lạ. Chúng tôi nhập khẩu trực tiếp nắp cuộn trượt Mazda BT50 - Roller Lid CB744 từ Thái Lan. Nắp thùng cuộn trượt được mệnh danh là mẫu nắp thùng thông mình nhất cho xe bán tải. Chi tiết nắp thùng cuộn Rolle Lid CB-744 xe Mazda BT50  - NGUỒN GỐC : Carryboy Thái Lan ( nhập khẩu trực tiếp). - KHỐI LƯỢNG : ~ 50kg. - BẢO HÀNH : 1 năm. - ƯU ĐIỂM : Với thiết kế tiện lợi cho chở đồ cao và thấp. Kiểu dáng đơn giản không quá cầu kỳ, nắp cuộn phù hợp cho cả xe gia đình , cá nhân hay doanh nghiệp. Chúng ta có thể chứa đồ du lịch hoặc tiện trong việc chở hàng hóa mà không bị giới hạn độ cao. - CHẤT LƯỢNG : Nắp thùng chất liệu nhôm, chính vì vậy khối lượng nhôm nhẹ, chịu được trọng lượng nặng trên nắp tới 300Kg. Thao tác dễ dàng, trượt êm. - Nắp cuộn trượt Mazda BT50 / CB-744 cho ki

Dấu hiệu mập mờ? Khi sử dụng quỹ bảo trì nhà tái định cư Hà Nội

Theo phản ánh của nhiều người dân, họ hoàn toàn không biết khoản ngân sách của thành phố đang được sử dụng như thế nào để bảo trì nhà tái định cư. Hệ thống phòng cháy chữa cháy không hoạt động, thang máy thường xuyên hỏng, mất nước, nhà dột là thực trạng đang diễn ra tại nhiều khu tái định cư bán cho người dân trước ngày 1/7/2006 - thời điểm chưa áp dụng Luật Nhà ở năm 2005. Theo quy định, hàng năm, những chung cư như thế này sẽ phải sử dụng nguồn vốn ngân sách của thành phố để bảo trì. Tuy nhiên, theo phản ánh của nhiều người dân, họ hoàn toàn không biết khoản ngân sách này đang được sử dụng như thế nào để bảo trì nhà tái định cư. Theo Lưu Tuấn - Phùng Định VTV